KIẾN TRÚC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 nguyên lí thiết kề_ phần nhà ở

Go down 
Tác giảThông điệp
xupu_miti

xupu_miti


Tổng số bài gửi : 13
Join date : 24/11/2010

nguyên lí thiết kề_ phần nhà ở Empty
Bài gửiTiêu đề: nguyên lí thiết kề_ phần nhà ở   nguyên lí thiết kề_ phần nhà ở EmptyThu Sep 08, 2011 10:03 pm

PHẦN III
Nhà ỏ
8.1 KHÁI NIỆM
8.1.1 Định nghĩa
8.1.2 Phân loại
a/ Phân loại theo dạng nhà ở
b/ Phân loại theo chiều cao
c/ Phân loại theo đối tượng phục vụ hay ý nghĩa xã hội
8.1.3 Sơ lượt quá trình phát triển nhà ở
a/ Nhà ở thời kỳ nguyên thủy
b/ Nhà ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ
c/ Nhà ở thời kỳ phong kiến
d/ Nhà ở thời kỳ hiện đại
8.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ CĂN HỘ Ở
8.2.1 Điền kiện tự nhiên – khí hậu
8.2.2 Điều kiện xã hội – nhân văn
8.2.3 Điều kiện kinh tế kỹ thuật
8.2.4 Nhà ở truyền thống Việt Nam
8.3 NHƯNG BỘ PHẬN CHÍNH TRONG THIẾT KẾ NHÀ Ở
8.3.1 Khối sinh hoạt chung nội bộ gia đình
8.3.2 Khối lễ tân – giao tiếp đối ngoại
8.3.3 Không gian riêng tư
8.3.4 Thiết kế khu phục vụ
8.3.4 Không gian giao tiếp
8.4 NHỮNG HÌNH THỨC NHÀ Ở PHỔ BIẾN
8.4.1 Nhà ở biệt thự
8.4.2 Nhà ở liên kế
8.4.3 Nhà ở chung cư
a/ Chung cư thấp tầng
b/ Chung cư cao tầng
8.4.3 Nhà ở bền vững
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
8.1 KHÁI NIỆM
8.1.1 Định nghĩa
Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiệm sớm nhất
phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình
8.1.2 Phân loại
a/ Phân loại theo dạng nhà ở
- Nhà ở nông thôn
- Nhà ở biệt thự
- Nhà ở liên kế
- Nhà ở chung cư
- Nhà ở ký túc xá
b/ Phân loại theo chiều cao
- Nhà ở ít tầng:1-2 tầng
- Nhà ở nhiều tầng:≤7 tầng
- Nhà ở cao tầng: 8-30 tầng
- Nhà ở siêu cao tầng: ≥30 tầng, nhà dạng tháp
c/ Phân loại theo đối tượng phục vụ hay ý nghĩa xã hội
- Nhà ở cho người thu nhập cao
- Nhà ở cho người thu nhập trung bình
- Nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà xã hội
- Nhà ở tạm thời
8.1.3 Sơ lượt quá trình phát triển nhà ở
a/ Nhà ở thời kỳ nguyên thủy
- Nhà ở là loại hình kiến trúc đầu tiên của loài ng
hang động thiên nhiên hoặc các dạng nhà hình tròn
Phía trong hang động bố trí thờ cúng, bên ngoài làm n
H.8.1 NHÀ Ở THỜI KỲ TIỀN SỬ
- Nơi ở có mặt bằng hình tròn
& NHÀ Ở
ất và phổ biến nhất, đó là những không gian
ình, nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động và làm kinh tế gia
ợng ời ời ợt ầu người. Vào thời đồ đá cũ con người sống trong
ặc được kết từ các cành cây, bùn đ
ộng nơi ở.
2
ững ộng đình.
ời đất.(H.8.1).
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
- Vật liệu nhành cây, đá
b/ Nhà ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ
(Những hình thức nhà ở đầu tiên của Hy lạp
AI CẬP:
- Nhà ở kiểu doanh trại: Quy hoạch th
quần xung quanh một sân trong chỉ có một lối vào duy nhấ
cửa vào.
H.8.2 MẶT BẰNG NHÀ TRONG MỘT KHU NHÀ Ở THỢ XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP
- Nhà ở của thị dân: được xây dựng 2, 3, 4 tầng, có sân v
cây ăn trái, bể nuôi cá…Kiến trúc có
- Vật liệu xây dựng: khuôn cửa bằng gỗ quí, t
- Mặt bằng: hình chữ nhật, có 3 bộ phận:
+ Tiếp khách: thường ở phía Bắc.
+ Chỗ ở của chủ nhà.
+ Bộ phận phục vụ.
H.8.3 NHÀ Ở QUÍ TỘC
& NHÀ Ở
ếm ầu – La mã)
thường theo kiểu ô cờ. Mỗi ô có nhiều nhà rào lại quây
ần nhất, các căn hộ chỉ lấy ánh sáng qua
ẶT ợc vườn riêng với cây cảnh, chuồng thú,
ể đường nét phong phú và duyên dáng.
ựng: tường bằng gạch thô, mái bằng.
ữ H.8.4 NHÀ Ở THƯỜNG DÂN
3
ờng ộ ờn
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
HY LẠP:
- Nhà kiểu 2 tầng thường thấy tại Olynthos, Macedonia (432
đảo tiểu Á).
- Công trình tiêu biểu:
Nhà số 33 tại Priene xây theo kiểu lấy bộ phận tiếp tân Megaron làm thành phần trung tâm,
Megaron được bố trí quay vào sân trong.
H.8.4 NHÀ Ở TẠI PRIENE CÓ LỐI VÀO BÊN PHẢI MẶT TIỀN DẨN VÀO PHÒNG TIẾP TÂN MEGARON
QUAY MẶT VÀO SÂN TRONG
H.8.5 NHÀ Ở TẠI ATHENAI VÀO THẾ KỶ THỨ IV
LA MÃ:
Nhà ở thời cổ La Mã đã là những mẫu mực cho cả
bộ phận, cách thông gió chiếu sáng cho
đại.
Di tích được tìm thấy và bảo tồn là do ở thành phố Pompei n
ngột bùng phun vùi lấp tất cả, chỉ một số ít dân chạy kịp lên t
XVIII, thành phố mới được khai quật, nhà cửa bị vùi lấp
là di tích rất quí báu để đời sau nghiên cứu.
& NHÀ Ở
ờng - 348 Tr.CN) và tại Priene (bán
ố ợc – V TRƯỚC CÔNG NGUYÊN
ững đến nay. Hình thức bố cục, liên hệ
ộ đến nay vẫn được vận dụng cho các kiểu nhà hiện
ợc năm 79 SCN, núi lửa Vesuvius
ột thuyền ra biển. Mãi
ợc đã tránh khỏi bị thay đổi hay phá bỏ,
ời 4
ại ến giữa các
ợc ửa đột
ền đến thế kỷ
ổi
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
H.8.6 NĂM 79 SAU CN, NÚI LỬA VESUVIUS
TK. XVIII MỚI ĐƯỢC KHAI QUẬT
Ta thấy có cả nhà nhiều tầng, có cả phòng vệ sinh, hệ thống s
rõ ràng có ảnh hưởng đến nhà ở La Mã. Cách bố trí mặt bằng là theo kiểu hầu nh
đều hướng vào một sân trong, không
mưa, mái ngói, vì kèo gỗ.
Nhà tiên khởi của La Mã còn kế thừa của ng
trong nhà có phân biệt chức năng (như trên đ
PHÂN LOẠI NHÀ Ở CỔ LA MÃ :
Thường thấy có 3 loại chính:
+ Domus : nhà riêng ở thành phố
+ Villa : nhà ở ngoại ô
+ Insulae : nhà ở chung c
H.8.6 NHÀ Ở DẠNG DOMUS
& NHÀ Ở
ỬA ĐỘT NHIÊN BÙNG NỔ VÚI LẤP THÀNH POMPEII
ấy sưởi... Nhà ở của ngư
ến như m
ớng mở cửa ra ngoài nhiều, trong sân có một bể hứng n
ởi người Etruscan ở chỗ có khu đất hình chữ nhật,
ăng đã nói)
cư.
5
ỘT ,MÃI ĐẾN
ười Etruscan
ư mọi phòng
ở nước
ất
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
H.8.7 NHÀ Ở DẠNG VILLA URBANNA–
H.8.8 NHÀ Ở DẠNG VILLA RUSTICA –
& NHÀ Ở
– NHÀ Ở NGOẠI Ô : VILLA CỦA HÒANG ĐẾ HADRIAN
NHÀ Ở CỦA NÔNG DÂN
6
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
Các chung cư tại Roma không có n
không có ống tháo nước dơ, sưởi
nước lên lầu và ống thoát nước dơ.
H.8.9 NHÀ Ở DẠNG ISULATE
- Nhà 3- 6 tầng quay quần quanh sân trong có bao l
- Có cửa sổ nhìn ra ngoài đường và nhìn vào trong sân. Cánh cửa kiểu cửa sập (volet) và có
cả cửa sổ ô trống không có cánh cửa.
- Tầng trệt thường cao hơn tầng lầu, do
- Cầu thang lên lầu dẫn trực tiếp từ hè phố.
- Tường gạch xây dày, trong nhà th
- Mái lợp ngói La Mã.
& NHÀ Ở
ại nước, dùng vòi nước công cộng ngoài đường, cũng nh
ởi đốt bằng lò cá nhân hình chậu. Tại Ostia, Insulae có dẫn
ơ.
ầng lơn, loggia với bồn dây leo.
ờng ả ầng đó hay có gác lửng.
ầu ờng thường ướp gạch nung hay gạch Mozaic sang trọng h
7
ờng, như
ốt ớp hơn.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
c/ Nhà ở thời kỳ phong kiến
(Xuất hiện nhà ở nhiều tầng)
- Nhà ở nhiều tầng thành thị trở nên phổ biến.
- Nhà ở phát triển mạnh mang phong cách
phong cách cũng khác nhau
d/ Nhà ở thời kỳ hiện đại
(Những quan điểm về ở của CIAM(tổ chức kiến trúc s
“ Nhà là cái máy để ở”
“ 5 nguyên tắc của kiến trúc hiện đ
Nhà trên cột – Mặt bằng tự do – Vư
Xuất hiện đơn vị ở lớn: Đơn vị ở Masaler
LE CORBUSIER, HỘI HỌA LẬP THỂ VÀ KIẾN TRÚC HIỆN
& NHÀ Ở
địa phương, nhà ở các địa phương khác nhau
ểm sư quốc tế))
đại
Vườn trên mái – Cửa sổ bằng ngang-tầng trệt để trống”
ị ỘI ĐẠI
8
ương ể
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
BIỆT THỤ SAVOIE TẠI POISSYTHỂ HIỆN RÕ 5 QUAN
THIẾT KÊ’ DO LE CORBUSIER ĐỀ RA
Phác thảo của Le Corbusier cho ý t
Phác thảo của Le Corbusier cho ý tưởng « Đơn v
& NHÀ Ở
ỆT ĐIỂM
ảo tưởng thành phố các « đơn vị ở lớn »
vị ở lớn Marsallei»
9
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
10
Hình ảnh « Đơn vị ở lớn Marsallei»
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
11
8.2 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ CĂN HỘ Ở
Căn hộ là đơn vị tế bào của môi trường ở, chịu tác động nhiều của các điều kiện
tự nhiên và xã hội, do đó khi các điều kiện này biển đổi thì kiến trúc nhà ở cũng
có những bước tiến hóa nhất định.
8.2.1 Điền kiện tự nhiên – khí hậu
a/ Hướng công trình
b/ Thông gió tự nhiên
c/ Chống nóng
d/ Chống mưa, ẩm và thấm dột
8.2.2 Điều kiện xã hội – nhân văn
Thiết kế các căn hộ ở chịu chi phối bởi môi trường xung quanh nó, Sidney
Brower đã phân ra các dạng môi trường ở
- Môi trường sống trung tâm
- Môi trường dạng thị trấn nhỏ
- Môi trường cùng đẳng cấp
- Môi trường biệt lập
Ngoài ra còn chịu chi phối bởi các yếu tố:
- Đặc điểm về dân số
- Đặc điểm cấu trúc gia đình(nhân khẩu): Thành phố: 4-5 người/hộ (Anh: 1,8-2
người/hộ).
- Nghề nghiệp của chủ gia đình
- Kinh tế của gia đình
8.2.3 Điều kiện kinh tế kỹ thuật
8.2.4 Nhà ở truyền thống Việt Nam
- Không gian mở, hàng rào thấp -> tính cộng đồng, xóm giềng giúp đỡ nhau.
- Nhà ở tập trung nhiều thế hệ, đảm bảo tính cơ động cao
- Nhà ở được bố trí thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt; hướng nhà đặc
biệt quan trọng trong thiết kế nhà ở ”trước nhà trồng cây cao, sau nhà trồng
cây chuối”, hay “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”
8.3 NHỮNG BỘ PHẬN CHÍNH TRONG CĂN HỘ Ở*
(Tham khảo tài liệu Pgs.Ts. Nguyễn Văn Khải (ĐH Kiến trúc tp.HCM)- Những
quan niệm mới trong thiết kế căn hộ ở)
8.3.1 Khối sinh hoạt chung nội bộ gia đình
Gồm phòng sinh hoạt chung gia đình, bếp và phòng ăn nhỏ .
A/Khu bếp:
Sự thay đổi trong chức năng và vai trò của bếp:
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
12
- Bữa ăn ngày càng có giá trị thưởng thức hơn là thuần túy để duy trì cuộc sống
nên vai trò của sinh hoạt ẩm thực trở nên là hình thức sinh hoạt đặc trưng của
văn hóa gia đình.
Vì vậy việc Bếp xưa nay được coi là một thành phần của khối phục vụ nay phải
xem lại và xếp vào khối sinh hoạt chung. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
quan điểm thiết kế khối bếp (vị trí, bố trí, hình thức trang trí, vật liệu trang trí,
thiết bị, quan hệ không gian với các bộ phận khác). Phòng ăn chính thức nay
chỉ dành cho các nghi thức lễ tân chính thức: tiệc, giỗ, đãi khách.
- Việc xuất hiện rộng rãi các trang thiết bị gia đình mới cũng nâng cao vai trò
của bếp, ví dụ như bếp gas, lò viba, máy hút khói…. tạo điều kiện thay đổi vai
trò và tính thẩm mỹ của bếp.
Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế Bếp gồm có:
§ Bếp nên gắn liền hoặc chan hòa với phòng sinh hoạt chung gia đình theo 2
cách:
+ Trực tiếp, trong đó hai không gian này gắn liền nhau.
+ Gián tiếp: Sử dụng sân trong (patio) làm trung gian.
§ Bếp phải có bàn ăn ngay tại chỗ.
+ Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island)
+ Kiểu bán đảo (peninsula), gắn liền với bếp làm cho việc dọn ăn dễ dàng và an
toàn hơn.
§ Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể từ đó kiểm
soát ngôi nhà
§ Cất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao hơn.
Hình: Bếp cần có mối liên hệ với các phòng khác
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
§ Bếp cần có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác
Nơi ăn nhỏ; Phòng sinh hoạt chung gia
;Lối vào từ sân; Garage xe
§ Bếp cần có quan hệ với các yếu tố môi tr
sáng, thông gió
§ Bố cục không gian và thiết bị trong bếp:
- Việc bố trí các quầy trong b
quầy cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý
ngưởi sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh h
lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo t
Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song hay chữ L hay chữ U
hay chữ U hẹp, khoảng cách giữa 2 cạnh có thể chỉ 0,9m
cho tiện lợi.
- Các không gian cao thấp đề phải
treo, kho treo….thậm chí để cả máy giặt
giặt đồ.
Tam giác và tứ giác làm việc nên có các cạnh
- Tam giác làm việc (work triangle): Bếp gồm 3 thành phần chính là Chậu rửa
Tủ lạnh – Bếp lò. hình thành một tam giác làm việc, các cạnh tam giác này
không nên quá lớn và càng đ
chiều dài cạnh nói trên chỉ nên khoảng 3.000mm.
Cần giành ưu tiên cửa sổ cho
lạnh, bếp) có thể có tường trong.
Khi dùng bếp kiểu hòn đảo (island) hay xuất hiện trong các bếp hiện
thành tứ giác làm việc thay cho tam giác. Ngày nay ở các nhà có diện tích rộng
& NHÀ Ở
ếp khác:
ỏ; đình; Phòng ăn chính; Nơi ăn ngoài sân
ếp trường thiên nhiên như: Chi
ố ong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các
ảng để tiện khai thác cho
ể hưởng nhau (gồm có tủlạnh,
ăn tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu).
ố ữ để với sang hai bên
được tận dụng làm tủ bếp dưới gầm bàn, tủ
ể để người làm bếp tiện vừa nấu
ứ đều nhau
ệc ếp đều càng tốt, ở các phòng bếp sang trọng và lớn,
ều ửa đỉnh tam giác nơi có chậu rửa , còn 2 đỉnh kia (tủ
ờng ảo đ
ứ 13
Chiếu
ợc ể ởng ĩa ể ầm ời ăn vừa

ều ỉnh đại sẽ hình
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG
HKII/2011
rãi, người tà có thể bố trí riêng chậu rửa cho bộ
Salad sink.
Bếp sử dụng chung chiếu sáng với các không gian khác
Cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn
nấu bếp và người đang ăn có th
Tây gần đây ưa dùng loại bàn
giữa người nấu và người ăn.
Bố trí tần nhìn từ Bếp ra bên ngoài
B/ Phòng sinh hoạt chung gia
& NHÀ Ở
ời phận soạn ăn, tiếng Anh gọi là
ếp ến ăn nội bộ để ng
thể nói chuyện với nhau. Các thiết kế của ph
ại ăn hay quầy kiểu bán đảo tạo sự liên hệ gần gũi
ố ạt đình
14
ếng ể người đang
ể phương
ảo
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
15
- Phòng sinh hoạt chung gia đình được biết tới từ lâu, nhưng vì điều kiện
kinh tế eo hẹp, phần lớn các căn hộ chất lượng trung bình đều bố trí phòng này
chung với phòng khách.. Tiếng Anh gọi phòng này là Family room hay Living
room là nơi các thành viên trong gia đình tụ họp trong trạng thái thư dãn sau
một ngày làm việc căng thẳng.
- Phòng sinh hoạt chung ngày nay với sự xuất hiện của nhiều máy móc giải
trí với gía bình dân có vẻ hóa dần thành phòng giải trí đa phương tiện (media
room). Vì vậy cần bố trí sao cho có một bức vách "đa phương tiện" (media wall)
để kê một tủ hay giá (kệ) bố trí các trang thiết bị nghe nhìn tại nhà như TV,
Video, VCD, DVD, dàn nhạc, loa…..
- Nhiều phòng sinh hoạt chung hình thành khu riêng kiểu rạp hát ở nhà
(home theater).
- Như trên đã nói, phòng sinh hoạt chung gia đình nên gắn liền với bếp để
tiện ăn uống, khi giải trí hoặc nên có riêng một quầy bar trong phòng sinh hoạt
chung.
- Một số nhà ở phương Tây muốn giữ truyền thống cũ vẫn bố trí một nơi
đốt lửa sưởi. Ở Việt Nam, các nhà vùng phía Bắc hay vùng núi lạnh lẽo có lẽ
nên duy trì truyền thống này.
- Phòng sinh hoạt chung, khi có điều kiện cũng nên tạo mối liên hệ với nơi
giải trí ngoài sân và tạo mối tiếp xúc (contact) với thiên nhiên qua các cửa sổ,
cửa trời với nhiều cây cối hoa lá, kể cả các chậu cây đặt hay treo
C / Các không gian nhỏ:
Bổ xung và xen kẽ vào 3 không gian sinh hoạt chung bên trong nhà là các
ngách (niches) hay alcoves làm cho không gian sinh hoạt chung thêm phong
phú về hình thức cũng như công năng. Các ngách nhỏ này chứa đựng các hoạt
động cá nhân riêng rẽ như máy tính, bàn đọc sách, bản thiết kế, nơi các thành
viên trong gia đình vừa làm việc riêng vừa vẫn nghe và tham gia vào các hoạt
động chung của gia đình.
Quan hệ giữa bếp, nơi ăn nhỏ và phòng sinh hoạt chung nên theo hình tam
giác, củng cố tam giác này sẽ góp phần tăng cường và củng cố mối giao tiếp
trong nhà.
Tóm lại: 3 bộ phận chính thuộc khu sinh hoạt chung gia đình cần có quan hệ
không gian tiếp xúc với nhau mà thường hình thành dưới dạng tam giác. Sự
thay đổi vai trò của bếp từ một bộ phận của khu phục vụ trở thành một thành
phần của khối sinh hoạt chung khiến việc thiết kế không gian cũng như trang trí
cho nó phải có sự đầu tư thích đáng.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
16
8.3.2 KHỐI LỄ TÂN: GIAO TIẾP ĐỐI NGOẠI
- Về mặt vị trí, đa số người mua nhà thích khối sinh hoạt chung gia đình
quay về phía sân sau, còn khối lễ tân quay về phía sân trước.
- Khối lễ tân gồm 3 bộ phận chính: Lối vào và tiền phòng ; Phòng khách ;
Phòng ăn chung.
- Trong 3 khối trên, tất nhiên phòng khách và phòng ăn chung có vẻ là
quan trọng hơn, nhưng chính lối vào lại mang nhiều kịch tính hơn cả.
A/ Lối vào và tiền phòng:
Nói lối vào mang nhiều kịch tính vì chính là ở đó gây ngay cảm giác ban đầu
cho người khách về ngôi nhà hay chủ nhà. Có vẻ thân mật, mời mọc, hay lạnh
lẽo, xua đuổi. Lối vào được bố trí ngay trọng tâm mặt tiền.
Thành phần của lối vào gồm có:
- Cửa ra vào
- Tiền phòng:
Tiền phòng không chỉ là không gian đệm giữa trong và ngoài nhà mà còn là nút
giao thông dẫn đến các phòng lễ tân cũng như vào phía trong nhà, lên gác.
(H.16)
Vì vậy tiền phòng cũng là nơi mà khách, chủ đều cần có tầm nhìn ngang, lên
trên tốt. Tuy nhiên những nơi lộn xộn (kho, garage) hay có tính nội bộ như
(bếp, sinh hoạt chung gia đình) không nên để thấy từ tiền phòng, ngay một bộ
phần gắn liền với tiền phòng là tủ treo áo và phòng vệ sinh cho khách cũng cần
một vị trí tế nhị.
- Phòng vệ sinh cho khách:
Ở các căn hộ nhỏ, chỉ có 1 - 2 khu vệ sinh thì khách, chủ phải sử dùng chung.
Trong trường hợp đó, khu vệ sinh không nên bố trí quá sâu vào phía trong,
khiến cho khách khi cần dùng phải đi sâu vào khu vực sinh hoạt nội bộ…..Với
các căn hộ lớn (nhà liên kế loại lớn, biệt thự) cần có phòng vệ sinh ngay ở tiền
phòng. Như trên đã nói, khu này nên ở vị trí tế nhị vì không ai thích người khác
thấy mình vào phòng vệ sinh).
Phòng vệ sinh này còn là nơi khách chỉnh trang y phục, tô lại son phấn nên còn
gọi là phòng đánh phấn trang điểm (powder room). Kích thước tuy nhỏ (H.15)
nhưng cần đẹp và gọn gàng, Lavabo có thể đặt trong bàn mặt đá (Vanity hay
Banjo top).
B/ Phòng khách:
Như tên đã gọi, đó là phòng giao tiếp chính thức với khách khứa đến từ bên
ngoài cũng có thể là nơi tổ chức tiệc trà.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
17
Nguyên lý thiết kế không gian giao tiếp này đã có quá nhiều sách bàn tới, trải
qua bao phong cách hào hoa từ thời Phục hưng, Tân cổ điển, Art Nouveau, Art
Deco….. Vì vậy ở đây ta chỉ bàn đến chức năng giao tiếp của nó mà thôi.
Với cuộc sống phát triển ngày nay, không gian này ngày càng ít dùng tới, ngay
cả khách thân mật cũng … vào khu bếp để trò chuyện với chủ nhà. Sự tồn tại
của phòng khách được giải thích bởi lý do cần có một nơi tổ chức các nghi lễ
giao tiếp trang trọng: tiếp khách, tiệc lễ….. vì vậy nó vẫn được ưa chộng dưới
dạng phong cách cổ điển truyền thống.
Tuy nhiên đã có những xu hướng muốn cách tân quan niệm về phòng này:
- Tạo một không gian mở, tự do, có thể chứa đựng các hoạt động lễ tân, thậm
chí gắn liền với sân vườn, nơi chiêu đãi tiệc ngoài sân. Điều này lại trùng hợp
với quan niệm truyền thống của VN.
- Tạo không gian lưu thông, gắn liền với các phòng ăn, sinh hoạt chung thành
một không gian đa chức năng. Đặc điểm mà phòng khách cần có:
Bố trí bộ sa lông: Không gian bố trí bộ ghế sa lông ở tư thế trang trọng (nếu là
đối xứng thường có cảm giác lễ tân hơn). Các ghế này thường bệ vệ, kích thước
to lớn đầy vẻ tiện nghi.
Có các bức tường đặc để trình bày các vật phẩm trang trí: tranh, tượng, đồ họa,
tủ trưng bàn.
Đảm nhận chức năng là phòng lưu niệm của gia đình hoặc bảo tàng (museum)
gia đình. Nơi đây treo ảnh các bậc tiền bối, trưng bày các vật phẩm kỷ niệm.
Việc bố trí cửa sổ hay các khoảng mở ra ngoài sân cần được chú ý rằng khách
nhìn ra ngoài với tư thế ngồi. Vì vậy nên có các cửa sổ thấp hay cửa sổ đứng
(kiểu cửa đi) sẽ tạo ấn tượng nghệ thuật rất tốt. Ở Hà Lan người ta tập quán
mở rộng cửa sổ phòng khách để bên ngoài có thể thấy rõ bên trong nhà và cho
rằng dấu diếm cảnh trong nhà là điều không tốt.
Trái lại, do hoàn cảnh an ninh và do cách suy nghĩ có khác, nhất là do quan
niệm của thuật Phong thủy ở nước ta người ta tránh bên ngoài nhìn thẳng vào
trong nhà qua cổng vào ngoài sân.
C/ Phòng ăn:- Cuộc sống hiện đại làm cho mỗi một thành viên gia đình theo
đuổi những thời gian biểu khác nhau, trẻ em đi học thêm, người lớn cũng tranh
thủ làm ngoài giờ, kinh doanh tư nhân đâu cần đúng giờ giấc vì vậy ngày càng
ít có những gia đình ăn uống đúng bữa tề tựu đầy đủ.
Trước tình hình đó nhiều KTS đã coi thường vai trò của phòng ăn và nhập nó
vào một phòng đa chức năng cùng phòng sinh hoạt chung hay ăn nội bộ gia
đình. Việc làm của KTS nói trên chỉ thích hợp cho các căn hộ nhỏ. Tiêu chuẩn
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
18
cuộc sống ngày càng được nâng cao, vai trò của phòng ăn lại càng được coi
trọng.
- Một khi đã có phòng ăn nhỏ gắn liền với bếp thì chức năng của phòng ăn thiên
về phía lễ tân mặc dù vẫn phải đáp ứng yêu cầu "ẩm thực" và được nâng cao
để phục vụ một hình thức tỏ lòng hiếu khách cổ xưa nhất là mời khách dùng
cơm.Vì vậy phòng ăn phải có tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng, thể hiện ở
không gian, cửa sổ cùng chất lượng hoàn thiện và chất lượng vật liệu.
Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với một phòng ăn là:
- Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m2, ngoài ra có bàn
soạn ăn, tủ ly chén.
- Cần có đèn trang trÍ (dùng bóng đèn dây tóc cho ánh sáng vàng) chụp
lên trên bàn ăn.
- Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi.
- Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn.
- Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet (để ly, chén), chỗ
treo tranh trên tường.
- Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp cho cảnh
nhìn từ ngoài vào
- Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp (yêu cầu xưa nay), không nên
xa quá 3m.
8.3.3 KHÔNG GIAN RIÊNG TƯ
Việc thiết kế một căn hộ cần phải chú ý đến tính cân bằng và hài hòa của các
không gian riêng tư và cộng đồng giống như việc thiết kế trong toàn khu nhà ơ.
Các hoạt động giao tiếp và riêng tư trong căn hô gồm: Tiếp các thành viên
trong gia đình, tiếp bạn thân, họat đông riêng tư cá nhân.
A - Thiết kế phòng ngủ chủ (master's bedroom):
Phòng này được phân khu như sau:
- Nơi ngủ
- Nơi ngồi chơi, làm việc
- Nơi thay đồ trang điểm (có kho tủ)và vệ sinh thân thể
Tuy nhiên có một số trường hợp người ta quan niệm khác đi, ví dụ như phân
khu theo lối: ghép khu trang diểm vào khu ngồi chơi (có bàn phấn ) ra khỏi khu
vệ sinh, nhưng đều thống nhất có ba khu vực chính quan trọng hơn cả : Khu
vực giường ngủ; khu vệ sinh thân thể; khu ghế ngồi
Việc bố cục 3 khu chức năng cũng nên theo một sơ đồ tam giác mà các cạnh
càng đều càng tốt.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
19
a. Phòng ngủ : Chỗ ngủ nên chọn chỗ tối hơn, có bức tường đặc để đưa đầu
giường vào, có chỗ trống hai bên để có chỗ đạt 2 bàn đầu giường. Không nên
kê sát cửa sổ, khó đóng mở cửa và quá trực tiếp với các tác động bên ngoài
(nắng mưa, tiếng ồn).
b. Khu ghế ngồi : Có 2 hay nhiều chỗ ngồi, có thể có salon, nên nhìn ra cửa
sổ các căn hộ lớn có thể kèm theo một phòng ngồi chơi làm việc kế liền, có thư
viện riêng. Có thể phân chia bằng các tủ lửng, cửa trưởt, màn kéo……….chớ b ố
trí chỗ ngồi ở balcon nều có điều kiện.
c. Tủ kho: Các phòng ngủ không có tủ tường, kệ hay một số kho thiết kế
không cẩn thận làm cho phòng trở nên nghèo nàn. Các tủ tường có vai trò rất
quan trọng: làm đẹp cả bản vẽ lẫn trong thực tê', tạo không gian cách ly tương
đối, cách ly âm, tăng cường vẻ đẹp trong trang trí nội thất. Tủ tường nên sâu
600 để treo áo,để valise. Các căn hộ sang có tủ cho"nàng" và "chàng" riêng.
Các hình thức tu gồm có:
- Tủ rời
- Tủ tường
- Tủ kiểu kho hay tủ đi vào trong được (walk-in closet).
d. Nơi trang điểm thay đồ: Nên gắn liền tủ áo. Nên dùng gương rộng để tăng
vẻ rộng của phòng, cho thấy toàn cảnh: tỷ lệ con người với không gian xung
quanh. Toàn khối này nên gắn với phòng tắm để khi tắm xong ra thay đồ ngay.
Tất nhiên không nên đi qua phòng tắm để đến tủ áo thay đồ.
g. Phòng tắm - vệ sinh: Cũng như khối bếp (theo quan niệm mới) khối tắm -
vệ sinh ngày nay ngoài việc đảm bảo chức năng còn phải đề cao kịch tính và
thẩm mỹ đôi khi có phần xa hoa. Trong khối tắm - vệ sinh có thể tạo ra sự ngăn
cách tương đối bằng tường vách (gạch hay tường kính mờ) tạo sự tế nhị
hơn.Tuy nhiên có người dám đặt khối tắm vào giữa phòng ngủ mà hoàn toàn
không có sự cách ly, không tường vách ! Ngày nay có xu hướng dùng bồn tắm
đứng nhiều hơn tắm bồn nằm khi quỹ thời gian của con người trở nên ít dư
thừa hơn, kể cả thời gian cọ rửa bồn. Nhà tắm sang có cả 2 loại.
- Xu hướng sang trọng không bố trí lỗ thoát nước trên sàn nhà cho toàn khối
vệ sinh tắm này mà chỉ bố trí trong bồn tắm. Người ta tránh nước vãi ra sàn
bằng cách dùng vách nhựa mờ hay treo màn vải chống thấm . Cũng có thể
phân khu và cách ly khu ướt và khu khô.
- Việc dùng bàn treo lavabô bằng đá tự nhiên và nhân tạo là rất cần thiết (gọi là
vanity). Ngoài việc tạo ra vẻ đẹp sang trọng, nó còn gia cố lavabô và là nơi để
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
20
các loại mỹ phẩm. Chính vì công năng đó mà nhiều nhà tắm có 2 lavabô riêng (
gọi là his và hers tức là của chàng và của nàng riêng).
- Các phòng ngủ cho khách nên cách xa các phòng ngủ các thành viên trong
khu gia đình. Thường nên để tại tầng trệt và gắn liền phòng đọc sách gia đình
và gần khối vệ sinh- trang điểm của tầng trệt. Nên là phòng kết hợp chức năng
thư viện gia đình càng tốt, vừa không lãng phí vừa cho khàch thưởng thức, tỏ
rõ lòng hiếu khách của ta.
- Các phòng ngủ không phải là phòng chủ (master's bedroom) có thể dùng khu
tắm vệ sinh chung cho căn hộ và có lối vào không ảnh hưởng lẫn nhau. Thường
đó là phòng ngủ các con hay phòng ông bà khi là căn hộ nhiều thế hệ.
- Vấn đề thông gío chiếu sáng :
Quy phạm qui định phòng ngủ phải quan hê trực tiếp với thiên nhiên. Trong
thực tế nhiều Kts và gia chủ đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi tạo ra các phòng
ngủ không có cửa sổ nhìn ra ngoài trời.
. Trong trường hợp căn hô chung cư, khó có thể dành cho mỗi phòng một cửa
sổ nhìn ra ngoài trời. Đối với phòng tắm, vệ sinh có được một cửa sổ trên cao
là tốt, nhất là trong hoàn cảnh khí hậu nóng ẩm của nước ta, nhưng qui phạm
không bắt buộc phải thông gío và chiếu sáng trực tiếp, khi đó người ta dùng các
ống gain để thông hơi và làm vệ sinh thật tốt.
Việc bố trí lối vào cũng là một nghệ thuật: Thông thoáng nhưng kín đáo. Làm
sao để gió có thể thổi ngang qua giường ngủ, tránh bố trí giường vào góc chết.
Cánh cửa mở vào trong có phần kín đáo hơn mở ra ngoài. Trong khách sạn,
chiều quay và bản lề cánh cửa vào phòng có thể bố trí ngược lại với phòng ngủ
trong căn hộ để cánh cửa khi mở hạn chế tầm nhìn vào phòng.
- Bố cục chung của khu riêng tư : Vấn đề này đã được trình bày ở các giáo
trình nhập môn kiến trúc bậc đại học, đó là các phương pháp bố cục (ta sẽ
không phân tích lại ở đây nữa): kiểu dùnglang ; kiểu hướng tâm; kiểu xuyên
phòng.
Ngày nay, điểm khác là ở chỗ: Cách thiết kế cũ thường xếp các phòng ngủ gần
nhau để cha mẹ dễ quản lý con cái. Ngược lại, xu hướng mới của phương Tây
cách ly phòng cha mẹ và phòng con cái để đạt tính riêng tư tối đa. Có nhiều hộ
bố trí cha mẹ ở tầng trệt đề quản lý nhà, các con ở tầng trên. Tuy nhiên quan
điểm này phụ thuộc vào ý thích của chủ nhà.
Phòng ngủ dành cho khách nên ở khu cách ly (trệt) có thể dùng làm phong làm
việc riêng vì mấy khi có khách tới nghỉ trong căn hô. Noi chung việc thiết kế
phải căn cứ vào thị hiếu thị trường hay ý chủ đầu tư.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
21
8.3.4 THIẾT KẾ KHU PHỤC VỤ :
Các thành phần này thường bao gồm: kho, phòng giặt đồ, nhà để xe (garage)
thường dành các không gian tậm dụng trong nhà: tầng hầm, hầm mái…….có
thể là trong căn hộ nhỏ, đó là các ngóc ngách khó bố trí các không gian sử
dụng chính.Các diện tích phụ tuy gọi là phụ do không đảm nhiệm chức năng
chíh nhưng trên quan điểm thương mại lại rất quan trọng. Người mua nhà sẽ rất
quan tâm nếu căn hộ có các thành phần gọi là phụ này, đặc biệt trong căn hộ
chung cư cao tầng ,người ta chú ý đến kho để đồ tạp.
- Phòng giặt: Ở các biệt thự, có thể để phòng giặt cạnh garage ở tầng trệt hay
hầm, tiện đưa đồ ra phơi ngoài sân và ít ảnh hưởng tới các phòng khác do tiếng
ồn của máy giặt, Ở các căn hộ nhỏ trong chung cư, có thể để máy giặt ngay
trong bàn bếp để tiện làm nội trơ, vừa nấu bếp vừa theo dõi việc giặt đồ . Nếu
có điều kiện nên bố trí thành phòng riêng có lavabô và bàn để là ủi đồ (bàn ủi
là có thể xếp được cơ động hoặc cố định). Có thể có cả tủ đồ vải (drap, khăn )
trong phòng giặt.
- Kho: Cần vận dụng các không gian "đầu thừa đuôi thẹo" hay bố trí hẳn những
không gian có thể có để làm kho. Theo lối sống Nhật Bản, người ta thường cất
gần như toàn bộ đồ đạc vào tủ tạo ra cảm giác trống không "emtyness" rất ấn
tượng. Quan niệm thương mại cũng rất đánh giá cao các căn hộ có kho.
8.3.4 KHÔNG GIAN GIAO TIẾP VỚI XÃ HỘI BÊN NGOÀI.
Kinh tế thị trường đã thúc ép kiến trúc phải có những thay đổi đáng kể nhằm
đáp ứng các yêu cầu tạo ra thu nhập cho người chủ căn nhà. Đó cũng là động
lực thúc đẩy việc hình thành các căn phố tiệm buôn (shop house). UNDP (cơ
quan Phát triển của Liên hiệp quốc) cũng đã đề ra khẩu hiệu: nhà ở cho dân
nghèo phải đồng thời là nguồn phát sinh thu nhập.
Mặc dù các căn phố tiệm buôn được mọc lên rất nhiều trong hoàn cảnh kinh tế
thị trường tư bản chủ nghĩa nhưng các hình thức này đã xuất hiện từ lâu trong
các chung cư thời đế quốc La Mã được gọi dưới tên Insulae, nhiều nhất ở Roma
và cảng Ostia. Thời đó các căn tiệm buôn thường khá cao để có thể có một gác
lửng.
Các chung cư ở miền Bắc cơi nới ra để có một tiệm buôn, trở nên rất phổ biến
và rát tùy tiện, nảy sinh ra phải có những biện pháp về xã hội (chính sách, pháp
luật) và biện pháp kỹ thuật để hướng dẫn sự phát triển này đi vào trật tự.
(Phần này sẽ nói đến trong phần cải tạo nhà ở).
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
22
Tóm lại: Sự phát triển đã đem lại những thay đổi trong cuộc sống xã hội từ đó
đã tạo ra những quan hệ giao tiếp khác bên trong căn hộ. Tuy nhiên đáng kể
nhất là việc bếp từ chỗ là khu phục vụ đã trở thành trung tâm giao tiếp nội bộ
gia đình.
8.4 NHỮNG HÌNH THỨC NHÀ Ở PHỔ BIẾN
8.4.1 Nhà ở biệt thự
A/ Khái niệm
- Biệt thự là loại hình ở cao cấp nhất.
Các độ thị Việt Nam: Phú Mỹ Hưng, Thảo Điền,…
- Biệt thự thường được bố trí khu ngoại ô
- Tăng diện tích cây xanh
- Các dạng biệt thự như song lập, đơn lập, tứ lập,…
B/ Các giai đoạn phát triển
Các giai đoạn chính gồm:
§ Cuối TK XIX ; nhà là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy.
§ Đầu Thế kỷ 20: Classic Modern (Cổ điển mới có tính Hiện đại )
§ Nhà là cái máy để ở. Thời kỳ cách mạng công nghiệp.
§ Hậu hiện đại: kiến trúc chạy theo kiểu cách.
c/ Tổ chức không gian kiến trúc
8.4.2 Nhà ở liên kế
A/ Khái niệm
B/ Các giai đoạn phát triển
c/ Tổ chức không gian kiến trúc
8.4.3 Nhà ở chung cư
a/ Chung cư thấp tầng
Giải pháp nhà ở kiểu chung cư thấp tầng được xác định là dưới 6 tầng.
Trước 1975 loại hình này đưoc xây nhiều, kiến thức về việc thiết kế không thiếu
và được trình bày khá đủ ở bậc đại học.
Giải pháp cho loại hình này rất phổ biến ở các thành phố miền Bắc nước ta với
nhiều loại công nghệ: Xây tay với tường gạch chịu lực, nhà lắp ghép bán thủ
công kiểu Bloc, khung, tấm lớn. Đáng chú ý nhất là loại nhà lắp ghép tấm lớn
mà cấu kiện được đúc tại hiện trường này thích hợp với hoàn cảnh chiến tranh
không có gạch, gô( để xây dựng.
Trước 1975 tại TPHCM, nhà chung cư thấp tầng được xây dựng một cách điển
hình tại khu Thanh Đa, ngoài ra còn được xây dựng tại các khu: Ngô gia Tự,
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
23
nhật Tảo…Vì vậy kinh nghiệm xây dựng loại hình này không phải là không
phong phú.
Tuy nhiên sự xuất hiện của loại hình nay ở cùng thời gian tại hai miền nước ta
lúc đó còn bị chia cắt cho thấy đó là sản phẩm của phong trào kiến trúc hiện đại
(chủ nghĩa hiện đại : Modernism) lúc đó đang thông tin lan tràn khắp thế giới
Đông – Tây thập niên 50-60, không phải chỉ có khi có lý thuyết tiểu khu Xô viết
mới có).
Giải pháp kiểu loại hình chung cư thấp tầng này dễ áp dụng vì những
ưu điểm:
- Kỹ thuật và quản lý không phức tạo lắm (kết cấu, thi công, giao thông…)
do qui mô nhà nhỏ.
- Vốn đầu tư không lớn lắm, một số công ty tư nhân cũng có khả năng huy
động, thực hiện.
- Có thể xây chen tại một số khoảng trống trong thành phố.
- Cho khoảng cây xanh nhất định theo qui định của qui chuẩn nhà nước
(khoảng cách nhà l = 1/5
Khuyết điểm:
- Không tiết kiệm diện tích đất bao nhiêu so với kiểu nhà liên kế , kể cả kiểu
nhà liên kế vườn mà các lợi thế lại không bằng vì vậy bị nhiều người thành kiến.
- Không cho phép người cư trú có quyền sự dụng đất tách biệt.
- Không tận dụng được hết các nguồn tài nguyên, lao động vật liệu của dân
do người cư trú không tiền hành tự xây được, hầu như không thể xây theo nhu
cầu sở thích và khả năng của mình.
- Tính riêng tư, không cao, mấy nhà chung nhau một lối vào, khó đem xe vào
nhà được.
- Kho’ quản lý không gian công cộng, nhất là khoảng cách ly giữa các căn
nhà.
Một không gian công cộng có hiệu quả công năng tốt không chỉ thể hiện trên
các chỉ tiêu diện tích, khối tích, vi khí hậu, giao thông mà phải cho khả năng
thực hiện được cả hai mặt:
+ Phân cấp sử dụng không gian
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
24
+ Quản lý khai thác sử dụng không gian.Trên thực tế khoảng cách giữa các
ngôi nhà chỉ làm đượcnhiệm vụ cách ly và trồng cây xanh là không gian công
cộng do một nhà nước lớn quản lý.
Phạm vi sử dụng:
- Thích hợp cho chủ đầu tư có vốn không lớn, niên hạn sử dụng nhà có hạn
chế.
- Xây chen ,có thể ở nội ô nhưng thường là nơi không cho xây cao tầng.
- Xây mới vùng gía đất không có gía trị cao lắm: ngoại ô, gần khu công nghiệp
(ký túc xá công nhân)...
- Trường hợp chỉ có thể dùng công nghệ xây dụng đơn giản (nội, ngoại ô).
b/ Chung cư cao tầng
Phân loại theo chiều cao:
Loại 1 từ 9 –16 tầng;
Loại 2 từ 17 –25tầng;
Loại 3 từ 26- 40tầng;
Loại 4 từ 40 tầng trở lên.
Những ưu điểm nổi bật của loại hình này là :
- Dành được nhiều diện tích cây xanh để tạo môi trường trong sạch.
- Tạo cảnh quan có tính thẫm mỹ cao, phong cảnh hiện đại.
- Tạo điều kiện cho dân cư tiếp xúc với không khí trong lành trên cao
- Hiệu suất sử dụng đất xét trên phương diện mật đô cư trú là cao hơn các
hình thức nhà ở khác.
Những khuyết điểm và hạn chế.
- Quản lý: Hạn chế lớn nhất vẫn là vấn đề quản lý khai thác sử dụng không
gian
- Giải pháp kỹ thuật : cho loại hình này cũng yêu cầu chất lượng cao: kết cấu
hiện đại, các hệ thống điều hòa không khí, cấp thoát nước, phòng cháy chữa
cháy, thoát hiểm thang máy rất đắt tiền,
- Chi phí sử dụng cho dân cư cũng rất cao. Song điều nổi bật là vốn đầu tư
lớn, cư dân không tự đầu tư xây dựng được phải sử dụng vốn vay với lãi suất
thấp dành cho các công ty phát triển nhà. Mặc dầu có chính sách miễn tiền sử
dụng đất nhưng không phải công ty phát triển nhà nào cũng dám lao vào các
dự án này. Tóm lại sẽ không khuyến khích và huy động được mọi nguồn tài
nguyên vật liệu có thể có vào xây dựng nhà ở .
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
25
Phạm vi sử dụng:
Thích hợp cho nhóm có thu nhập cao
Phần lớn các cao ốc trước năm 2000 tại nước ta là do kiến trúc sư nước ngoài
thiết kế.
Các ngôi nhà căn hộ cao cấp đáng chú y đầu tiên là quy mô của chúng, không
có ngôi nhà nào cao dưới 10
Các tiện nghi, dịch vụ kỹ thuật phục vụ là của một cao ốc có căn hộ ở cao cấp
gồm có:
- Phòng họp
- Dịch vụ trung tâm văn phòng
- Phòng giữ trẻ
- Điện thoại quốc tế
- Sân chơi và bể vẫy nước cho trẻ em
- Bể bơi 25m cho người lớn, phòng tập thể dục,phòng xông hơi, massage, sân
bóng ro.
- Phòng giải trí, chơi bida
- Thang máy cao tốc
- Điện dự phòng
- Hệ thống lạnh trung tâm
- Thư việnSiêu thị, ăn uống, thương mại (bên cao ốc Saigon Center)
- Đặc điểm các căn hộ : các căn hộ có đủ thành phần : 1-2 phòng ngủ, 1-2
phòng tắm, phòng khách, phòng ăn, bếp (theo kiểu phòng riêng đóng kín)
nhưng không có balcon. Các căn hộ lớn có phòng làm việc, nghiên cứu.tập
chạy, tập golf.
Các bước thiết kế chung cư cao tầng:
A - Xác định qui mô cao ốc: Diện tích và phạm vi chiếm đất,mật độ xây dựng,
hệ số sử dụng đất và số tầng cao, kể cả các tầng kỹ thuật,tầng hầm chiều cao
các tầng để suy ra chiều cao công trình và sơ bộ phác ra ý đồ qui hoạch tổng
mặt bằng và sân bãi .
B - Sơ bộ chọn mặt bằng (điển hình và trệt) trong đó bố tri’phương án phù
hợp với qui hoạch thành phố và không gian xung quanh (khoảng lùi, lộ giới).
C - Bố trí hệ thống kết cấu: sơ bộ xác định mạng lưới cột phù hợp với loại nhà
và yêu cầu kinh tế.
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
26
D - Bố trí lõi cứng (có thể không cần lõi cứng) bằng cach sử dụng các khối:
cầu thang thường và thang thoat hiểm kín khói, các buồng thang máy, các
buồng kỹ thuật ống gain. Lõi cứng càng vào giữa càng có lợi về kết cấu.
E - Sơ bộ xác định hệ thống giao thông, lối thoát hiểm. Người ta hay dùng
kiểu cầu thang kín khói.
F - Bố trí các căn hộ xung quanh khối lõi giao thông, chú ý cố gắng bố trí ống
gain kỹ thuật các khối ướt tập trung xung quanh diện tích công công để dễ bề
sửa chữa bảo dững sau này. Có thể dùng một loại mặt bằng căn hộ có tính điển
hình có khối ướt (vệ sinh, bếp) điển hình bố trí tạm, sau sẽ tăng thêm các
phòng cho từng căn hô theo yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế.
G - Bố trí tầng kỹ thuật theo sự yêu cầu của giải pháp thiết bị kỹ thuật được
lựa chọn, vì vậy có thể có 1, 2hay 3 tầng kỹ thuật, có thể không cần tầng kỹ
thuật nào cả.
H - Bố trí hệ thống thiết bị, kỹ thuật:
+ Hệ thống cấp thoát nước, bể dự trư nước sinh hoạt và chữa cháy, bể tạo áp
lực trên nóc nhà.
+ Hệ thống điện: Trạm biến thế , máy phát điện dự phòng, kho nhiên liệu
(chú ý việc bố trí hệ thống thoat khí thải rất phức tạp), chống sét.
+ Hệ thống Phòng cháy chữa cháy gồm các đầu báo cháy (khói hay nhiệt),
hê thống chữa cháy bằng tay (các tủ để vòi nước chữa cháy bình cầm
tay…) hay phun tự động (sprinkler) …
+ Hệ thống theo dõi an ninh.
+ Hệ thống điện thoại, hệ thống cáp truyền hình kể cả hệ thống liên lạc
giữa khách đến chơi dang ở sảnh và khách trọ trong căn hộ.
+ Hệ thống điều hoà nhiệt độ không khí (tập hay cục bộ, hay tập trung theo
tầng) gồm nhiều kiểu có cơ chế vận hành khác nhau.
+ Các hệ thống khác…
Tất nhiên thứ tự các bước có thể hoán đổi thứ tự tùy theo từng dự án. Việc xác
định hình khối và vật liệu bao che sẽ phải tiến hành song song với từng bước
trên cả các bước trên .
Các dạng mặt bằng chung cư cao tầng
- Mặt bằng hình vuông(chữ nhật)
- Mặt bằng hình tròn
- Mặt bằng hình chữ thập
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC DÂN DỤNG & NHÀ Ở
HKII/2011
27
- Và một số mặt bằng hình dạng khác
8.4.3 Nhà ở bền vững
Kienden00@gmail.com
24h ngày 20/5
Về Đầu Trang Go down
 
nguyên lí thiết kề_ phần nhà ở
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tư vấn cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế giao thông,thiết kế thủy lợi,xây dựng dân dụng công nghiệp
» Sổ tay dữ liệu thiết kế kiến trúc Neufert

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KIẾN TRÚC  :: HỌC KỲ :: HỌC KỲ 2 :: NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC-
Chuyển đến